“Cây nhà lá vườn” nhưng cực kỳ hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiểu đường

Hiểu về bệnh tiểu đường

Nhiều người bị bệnh tiểu đường luôn tìm cách không phụ thuộc vào thuốc Tây. Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện thể dục thể thao thì việc sử dụng những loại "cây nhà lá vườn" cũng cực kỳ hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên đâu là loại nên dùng, thành phần, tác dụng hay cách dùng thế nào để hiệu quả thì không phải ai cũng biết.

Nếu nằm lòng cách sử dụng những loại "tiên dược dân giã" này kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát đường huyết và cải thiện sức khỏe đáng kể và không cần quá phụ thuộc vào thuốc Tây.

co-nhung-loai-cay-nha-la-vuon-nhung-cuc-ky-hieu-qua-trong-viec-dieu-tri-benh-tieu-duong

Có những loại "cây nhà lá vườn" nhưng cực kỳ hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

1. Vỏ cây quế - Giúp giảm đường huyết, cải thiện kháng insulin, giảm cholesterol xấu (LDL), chống viêm, chống oxy hóa cho người bệnh tiểu đường

Tác dụng của quế với người bệnh tiểu đường: Trong các hoạt chất của “vỏ cây quế” có nhiều đặc tính chữa bệnh tiểu đường như: Hỗ trợ kiểm soát cholesterol, giảm viêm và chống nhiễm trùng do vi khuẩn.

vo-cay-que-dung-cho-nguoi-benh-tieu-duong-rat-hieu-qua-ma-nhieu-nguoi-khong-biet-dieu-nay

Vỏ cây quế dùng cho người bệnh tiểu đường rất hiệu quả mà nhiều người không biết điều này.

Quế rất giàu cinnamaldehyde, nó sẽ chịu trách nhiệm thúc đẩy giải phóng insulin và giúp tăng cường độ nhạy insulin. Nó cũng giúp phát huy tác dụng trong việc điều hòa protein - tyrosine phosphatase 1B (PTP1B) và kinase của thụ thể insulin… Nhờ các hoạt chất trên “vỏ cây quế” cũng là 1 trong giải pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường từ “Cây nhà lá vườn” rất tốt cho việc kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Bài viết được tham khảo và trích dẫn thông tin trên Báo Sức Khỏe và Đời Sống, chuyên mục TÁC DỤNG CỦA TRÀ QUẾ VỚI NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Cách dùng vỏ cây quế cho người bệnh tiểu đường: 

– Dạng bột: Trộn bột quế vào các món ăn hàng ngày như cháo, súp,...Liều lượng khuyến nghị: 1 - 2 gram/ ngày.

che-bien-cac-mon-an-hang-ngay-tu-bot-que
Chế biến các món ăn hàng ngày từ bột quế.

– Uống trà quế: Đun sôi 1 - 2 thanh quế với nước, sau đó để nguội và uống. Có thể thêm chanh để tăng hương vị.

tra-tu-vo-cay-que-giup-dieu-chinh-luong-duong-trong-mau
Trà từ vỏ cây quế giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Lưu ý khi sử dụng vỏ cây quế cho người bệnh tiểu đường:

– Người mắc vấn đề về gan không nên dùng quế: Quế là một gia vị khá “lành tính” nhưng lại có lượng Coumarin cao. Nếu cơ thể thu nạp một lượng lớn Coumarin có thể tích tụ làm nóng gan và tạo ra độc tố. Theo trang thông tin Mayoclinic, với những người gặp các vấn đề về gan việc sử dụng quế không đảm bảo an toàn.

– Người bị tiểu đường đang dùng thuốc hoặc insulin cần tham khảo ý kiến bác sĩ: Việc dùng cùng lúc thuốc đặc trị, insulin với quế có thể gây ra tác dụng phụ bởi sự tương tác của thành phần trong quế với các loại thuốc đặc trị, chính vì vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

– Dùng một lượng quế vừa phải để tránh nóng trong: Trong quế có chứa hợp chất Cinnamaldehyde có thể gây ra lở miệng, sưng nướu, nóng trong miệng nếu tiêu thụ lượng lớn.

nen-dung-que-o-mot-luong-vua-phai-de-tranh-nong-trong-lo-mieng-sung-nuou
Nên dùng quế ở một lượng vừa phải để tránh nóng trong, lở miệng, sưng nướu.

– Lưu ý các vấn đề về hô hấp khi dùng bột quế: Điều này là do bột quế có kết cấu mịn, dễ hít vào và gây ho khan, nôn khan, thở gặp khó khăn. Bên cạnh đó, hợp chất Cinnamaldehyde trong quế có thể gây kích ứng cổ họng và làm cho hệ hô hấp bị ảnh hưởng xấu.

Không sử dụng quá 2 lần/ ngày, thời gian thích hợp nhất là uống sau khi ăn khoảng 1 tiếng.

2. Mướp đắng - Giúp giảm đường huyết, chống oxy hóa, cải thiện mỡ máu, tăng cường độ nhạy cảm của insulin, ngăn ngừa biến chứng cho người bệnh tiểu đường

Tác dụng của mướp đắng với người bệnh tiểu đường: Việc ăn mướp đắng (khổ qua) sẽ giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng đường (glucose) một cách hiệu quả và vận chuyển nó dễ dàng hơn đến cơ bắp, gan và chất béo. Bên cạnh đó, mướp đắng cũng giúp ngăn chặn sự chuyển đổi của các chất dinh dưỡng thành đường (glucose) trong máu, giúp cơ thể không mất đi những chất dinh dưỡng quan trọng.

muop-dang-la-bai-thuoc-hieu-qua-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Mướp đắng là bài thuốc hiệu quả cho người bệnh tiểu đường.

Cách dùng mướp đắng cho người bệnh tiểu đường: 

– Làm nước ép: Đây là cách phổ biến nhất để tận dụng lợi ích của mướp đắng có thể uống một lượng nhỏ nước ép mướp đắng mỗi ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nước ép mướp đắng có vị rất đắng, có thể pha loãng với nước hoặc các loại nước ép khác.

nuoc-ep-muop-dang-kho-qua-rat-tot-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Nước ép mướp đắng (khổ qua) rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

– Uống dạng phơi khô: Thái nhỏ, phơi khô sau đó nấu với nước uống thay trà hàng ngày sẽ cải thiện được bệnh đái tháo đường hiệu quả 

muop-dang-co-the-thai-lat-phoi-kho-va-dung-lam-tra-hang-ngay-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Mướp đắng có thể thái lát, phơi khô và dùng làm trà hàng ngày cho người bệnh tiểu đường.

– Mướp đắng tươi: Có thể chế biến mướp đắng thành các món ăn như xào, luộc và ăn có thể ăn sống.

che-bien-muop-dang-thanh-cac-mon-an-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Chế biến mướp đắng thành các món ăn cho người bệnh tiểu đường.

Lưu ý khi sử dụng mướp đắng cho người bệnh tiểu đường:

– Không thay thế thuốc điều trị: Mướp đắng chỉ là một phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế thuốc điều trị tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ.

– Liều lượng: Nên sử dụng mướp đắng với liều lượng phù hợp, không nên quá lạm dụng.

– Tình trạng sức khỏe: Người có tiền sử bệnh lý hoặc đang sử dụng thuốc khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mướp đắng.

can-luu-y-mot-so-dieu-truoc-khi-su-dung-muop-dang
Cần lưu ý một số điều trước khi sử dụng mướp đắng.

– Phản ứng phụ: Một số người có thể bị dị ứng với mướp đắng. Nếu xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, bạn nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện ngay lập tức.

– Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nên thận trọng khi sử dụng mướp đắng vì chưa có đủ bằng chứng về độ an toàn cho đối tượng này.

3. Lá vối - Giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa, tăng cường chức năng gan cho người bệnh tiểu đường

Tác dụng của lá vối với người bệnh tiểu đường: Trong nụ vối có các hợp chất flavonoid rất hiệu quả trong việc phòng và điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh đái tháo đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở bệnh nhân tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản.

Ngoài ra lá vối còn giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng, tăng cường sức khỏe tổng thể.

nuoc-la-voi-tot-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Nước lá vối tốt cho người bệnh tiểu đường.

Cách sử dụng lá vối cho người bệnh tiểu đường: 

– Dạng trà: Đây là cách sử dụng phổ biến nhất, bạn có thể dùng lá vối tươi hoặc khô để pha trà.

nuoc-la-voi-tot-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Có thể dùng lá vối làm trà dùng cho người bệnh tiểu đường uống hằng ngày.

Lưu ý khi sử dụng lá vối cho người bệnh tiểu đường:

– Liều dùng: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để biết liều lượng phù hợp với từng trường hợp.

– Kết hợp với điều trị: Lá vối chỉ là một sản phẩm hỗ trợ, không thể thay thế thuốc điều trị tiểu đường.

– Không tự ý ngưng thuốc: Việc ngưng đột ngột thuốc điều trị tiểu đường có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

4. Lá ổi - Hạn chế các biến chứng tiểu đường, tăng sản xuất Insulin, giảm lượng đường tăng sau bữa ăn, ổn định lượng đường trong máu, giảm cân, tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư cho người bệnh tiểu đường

Tác dụng của lá ổi với người bệnh tiểu đường: Ổi là loại trái cây được đánh giá là có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Nó rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, kali và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

uong-tra-la-oi-giup-giam-luong-duong-sau-bua-an-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Uống trà lá ổi giúp giảm lượng đường sau bữa ăn cho người bệnh tiểu đường. 

Không chỉ vậy, “lá ổi” còn được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền. Bệnh nhân tiểu đường nhận được rất nhiều lợi ích từ việc tiêu thụ lá ổi. Lá ổi giúp kiểm soát lượng insulin nhờ chứa các thành phần như flavonoid, tannin và polyphenol có đặc tính chống tiểu đường.

Bài viết được tham khảo và trích dẫn thông tin trên Báo Gia Lai , chuyên mục TÁC DỤNG BẤT NGỜ CỦA LÁ ỔI ĐỐI VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG.

Cách dùng lá ổi cho người bệnh tiểu đường:

– Lấy 5-10 lá ổi tươi và rửa sạch dưới vòi nước chảy. Đổ 1,5 ly nước (350 ml) vào nồi và đun sôi trên lửa vừa trong 2 phút. Sau đó, cho lá ổi vào đun sôi trong 5 phút. Để dễ uống, có thể thêm ½ muỗng cà phê lá trà thông thường. Sau khi sôi 10 phút, thêm nước và lọc.

– Nếu không muốn pha như trà, bạn có thể rửa sạch 2-3 lá ổi và nhai khi bụng đói vào buổi sáng. Điều này sẽ có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, cũng có thể tiêu thụ lá ổi bằng cách sấy khô và làm bột.

uong-nuoc-la-oi-giam-bien-chung-benh-tieu-duong-gay-ra-nhu-cac-benh-ve-tim-mach-beo-phi
Lá ổi có thể hạn chế các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra như các bệnh về tim mạch, béo phì, bệnh thận,...

Lưu ý khi sử dụng lá ổi cho người bệnh tiểu đường:

– Không thay thế thuốc điều trị: Lá ổi chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế thuốc điều trị tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ.

– Liều lượng: Nên sử dụng lá ổi với liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng.

– Tình trạng sức khỏe: Người có tiền sử bệnh lý hoặc đang sử dụng thuốc khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá ổi.

can-tim-hieu-ky-cac-luu-y-truoc-khi-su-dung-la-oi-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Cần tìm hiểu kỹ các lưu ý trước khi sử dụng la ổi cho người bệnh tiểu đường.

– Phản ứng phụ: Một số người có thể bị dị ứng với lá ổi. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy ngưng sử dụng và đến bệnh viện ngay lập tức.

5. Lá xoài - Giúp giảm và ổn định đường huyết, cải thiện kháng insulin, chống oxy hóa cho người bệnh tiểu đường

Tác dụng của lá xoài với người bệnh tiểu đường: Lá xoài giúp kích thích tuyến tụy sản xuất  Insulin, ngăn ngừa tăng đường huyết sau ăn, điều hòa nồng độ cholesterol trong máu. Nhờ đó giúp giảm đường huyết, giảm mệt mỏi ở người tiểu đường, ngăn ngừa biến chứng tim mạch và xơ vữa mạch.

la-xoai-co-nhieu-cong-dung-kinh-ngac-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Lá xoài non có nhiều công dụng đáng kinh ngạc cho người bệnh tiểu đường.

Cách dùng lá xoài cho người bệnh tiểu đường: 

– Uống trà lá xoài:

Rửa sạch lá xoài tươi, để ráo nước.

Cho lá xoài vào ấm, đổ nước sôi vào và hãm khoảng 15 - 20 phút.

Có thể uống trà lá xoài thay nước lọc hàng ngày.

– Sắc lá xoài:

Rửa sạch lá xoài, cho vào nồi đun sôi với nước.

Đun nhỏ lửa khoảng 15 - 20 phút.

Để nguội và chia ra uống nhiều lần trong ngày.

la-xoai-sac-nuoc-uong-rat-tot-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Lá xoài sau khi sắc nước uống rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

Lưu ý khi sử dụng lá xoài cho người bệnh tiểu đường:

–  Không thay thế thuốc điều trị: Lá xoài chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế thuốc điều trị tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ.

–  Liều lượng: Nên sử dụng lá xoài với liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng.

– Tình trạng sức khỏe: Người có tiền sử bệnh lý hoặc đang sử dụng thuốc khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá xoài.

mot-so-nguoi-benh-tieu-duong-co-the-bi-di-ung-voi-la-xoai
Một số người bệnh tiểu đường có thể bị dị ứng với lá xoài.

– Phản ứng phụ: Một số người có thể bị dị ứng với lá xoài. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy ngưng sử dụng và đến bệnh viện ngay lập tức.

6. Lá sung - Giúp cải thiện chức năng tụy, chống oxy hóa, giàu chất xơ cho người bệnh tiểu đường

Tác dụng của lá sung với người bệnh tiểu đường: Các thành phần trong lá sung có nhiều các hoạt chất chữa bệnh tiểu đường như rất giàu chất xơ, canxi và chất chống oxy hóa cực mạnh. Ngoài ra, lá sung còn giàu vitamin A, B, C, K và các khoáng chất khác.

Đối với người bệnh tiểu đường, lá sung có tác dụng giúp chống các viêm loét do tiểu đường gây ra, đồng thời lá sung còn giúp hỗ trợ kiểm soát mỡ máu, huyết áp và cải thiện tình trạng kháng insulin. Vì vậy việc bệnh nhân nên ăn hoặc uống một ly trà lá sung mỗi buổi sáng, sẽ giúp cải thiện hiệu quả các vấn đề liên quan tới bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết.

la-sung-co-tac-dung-chong-viem-loet-do-tieu-duong-gay-ra
Lá sung có tác dụng giúp chống các viêm loét do tiểu đường gây ra.

Các loại axit béo cần thiết cho các hoạt động bên trong cơ thể những nếu vượt quá mức cần thiết cho các hoạt động bên trong cơ thể nhưng nếu vượt quá mức cần thiết thì sẽ gây hại đến nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp, mạch máu. Chính vì vậy với tác dụng lá sung làm giảm cholesterol trong máu là một tác dụng hiệu ích cho người mắc bệnh tiểu đường. 

Bài viết được tham khảo và trích dẫn thông tin trên Nhà thuốc Long Châu, chuyên mục THỰC HƯ VỀ CÂU CHUYỆN LÁ SUNG TRỊ TIỂU ĐƯỜNG

Cách dùng lá sung cho người bệnh tiểu đường:

– Uống trà lá sung:

Rửa sạch lá sung, để ráo.

Cho lá sung vào ấm, đổ nước sôi vào và hãm khoảng 15 - 20 phút.

Có thể uống trà lá sung thay nước lọc hàng ngày.

uong-tra-la-sung-giup-on-dinh-duong-huyet-va-ngan-ngua-bien-chung-cua-benh-tieu-duong
Uống trà lá sung giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.

– Sắc lá sung:

Rửa sạch lá sung, cho vào nồi đun sôi với nước.

Đun nhỏ lửa khoảng 15 - 20 phút.

Để nguội và chia ra uống nhiều lần trong ngày.

uong-tra-la-sung-thay-nuoc-loc-hang-ngay-rat-tot-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Uống trà lá sung thay nước lọc hằng ngày rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

Lưu ý khi sử dụng lá sung cho người bệnh tiểu đường:

– Không thay thế thuốc điều trị: Lá sung chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế thuốc điều trị tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ.

– Liều lượng: Nên sử dụng lá sung với liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng.

– Tình trạng sức khỏe: Người có tiền sử bệnh lý hoặc đang sử dụng thuốc khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá sung.

– Phản ứng phụ: Một số người có thể bị dị ứng với lá sung. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy ngưng sử dụng và đến bệnh viện ngay lập tức.

7. Quả nhàu - Ngăn ngừa và cải thiện bệnh, cải thiện insulin, điều chỉnh tình trạng thể chất và tinh thần, ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương cho người bệnh tiểu đường      

Tác dụng của quả nhàu với người bệnh tiểu đường: Quả nhàu rất giàu các chất như: canxi, crom, kẽm, magiê, đồng, germani, vanadi, mangan, vitamin nhóm B và axit folic. Nên nó có thể cải thiện hiệu quả sử dụng insulin một cách tự nhiên. Đồng thời, điều đáng nói là các nguyên tố vi lượng có trong enzyme quả nhàu đều ở trạng thái phân tử nhỏ được tạo ra từ quá trình chuyển hóa thứ cấp của thực vật, có thể được cơ thể hấp thụ dễ dàng, sử dụng và hiệu quả tốt hơn.

Quả nhàu có thể ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường.

Các vấn đề về rối loạn thần kinh như trầm cảm do hai nguyên nhân này có liên quan đến rối loạn nội tiết như insulin, epinephrine, và serotonin. Quả nhàu rất giàu serotonin, đây là chất tốt nhất để điều chỉnh và cân bằng nội tiết trong cơ thể.

Bài viết được tham khảo và trích dẫn thông tin trên Báo Lao Động, chuyên mục 4 CÔNG DỤNG CỦA TRÁI NHÀU TRONG VIỆC CẢI THIỆN ĐƯỜNG HUYẾT.

Cách dùng quả nhàu cho người bệnh tiểu đường:

– Uống nước ép: Ép lấy nước quả nhàu tươi, pha loãng với nước và uống hàng ngày. 

Có thể dùng quả nhàu dùng để ép nước uống có người bệnh tiểu đường.

– Sắc uống: Đun quả nhàu với nước, sau đó lọc lấy nước để uống.

co-the-dung-qua-nhau-sac-lam-nuoc-uong-ngan-ngua-va-cai-thien-benh-tieu-duong

Có thể dùng quả nhàu sắc làm nước uống ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường.

– Làm trà: Lựa chọn những quả nhàu chín tới, ngon và rửa sạch. Đun những trái nhàu này trong 1 lít nước, hâm nóng trên lửa nhỏ trong khoảng 10 – 15 phút. Lọc phần nước trà để sử dụng trong ngày.

kiem-soat-duong-huyet-cho-nguoi-benh-tieu-duong-tu-tra-qua-nhau
Kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường từ trà quả nhàu.

Lưu ý khi sử dụng quả nhàu cho người bệnh tiểu đường:

Để đảm bảo việc sử dụng thảo dược này trị tiểu đường có hiệu quả và an toàn, nên lưu ý những điều sau đây:

– Nếu dùng nước ép trái nhàu thì cần hạn chế việc uống quá nhiều, hơn mức 120 – 160ml/ngày.

– Khi kết hợp với các loại trái cây khác, nên cân nhắc về lượng đường và chất tạo ngọt được thêm vào, tránh tiêu thụ quá mức.

– Các thành phần trong loại quả này có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc huyết áp hoặc thuốc chống đông máu. Trước khi bắt đầu sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Mẹ bầu, phụ nữ đang cho con bú, người bệnh suy thận, viêm thận và huyết áp thấp hạn chế sử dụng trái nhàu nhàu.

– Không nên sử dụng cây nhàu cùng với các chất kích thích để đảm bảo hiệu quả điều trị.

– Người bệnh phải luôn tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, duy trì chế độ ăn lành mạnh, lối sống cân đối và tinh thần lạc quan để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

8. Dây thìa canh - Giúp cải thiện khả năng sử dụng insulin của tế bào, giảm cholesterol, kích thích tuyến tụy, ức chế vị ngọt cho người bệnh tiểu đường

Tác dụng của dây thìa canh với người bệnh tiểu đường: Dây thìa canh (Gymnema sylvestre) là một thảo dược quý, đặc biệt có lợi cho người bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu cho thấy dây thìa canh có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường theo nhiều cách: giảm mức đường huyết, tăng cường chức năng tuyến tụy, cảm giác thèm ngọt, hỗ trợ giảm cân, chống oxy hóa và chống viêm.

Day-thia-canh-giup-cai-thien-tinh-trang-benh-tieu-duong
Dây thìa canh giúp cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường.

Cách sử dụng dây thìa canh cho người bệnh tiểu đường

– Hãm nước uống

Chuẩn bị: Bình giữ nhiệt hoặc tích pha trà tươi, bình chứa 1 lít nước sôi, 50g dây thìa canh khô.

Cách pha: Lấy 50g dây thìa canh khô đem rửa sạch, bỏ dây thìa canh vào bình hãm, chế khoảng 200ml nước sôi vào bình hãm và đổ bỏ nước đó đi (Để làm sạch dây thìa canh 1 lần nữa), chế 800ml nước sôi vào bình hãm rồi đậy kín, chờ khoảng 30-40 phút là dùng được. Lượng nước hãm ta chia ra uống sau bữa ăn 30 phút.

su-dung-day-thia-canh-de-ham-nuoc-uong-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Sử dụng dây thìa canh để hãm nước uống cho người bệnh tiểu đường.

Lưu ý: Loại bình dùng để hãm phải là bình giữ được nhiệt

– Sắc uống: 

Chuẩn bị: 01 ấm sắc nước, 1.5 lít nước sạch, 50g dây thìa canh phơi khô.

Cách làm: Dây thìa canh đem rửa sạch, sau đó cho vào xoong, tiến hành chế 1.5 lít nước sạch. Đun đến khi sôi, duy trì sôi nhỏ lửa thêm khoảng 15 phút là dùng được. Nước sắc dây thìa canh chia ra uống trong ngày, dùng sau bữa ăn 30 phút. Có thể để nguội rồi bỏ tủ lạnh uống mát.

day-thia-canh-co-the-dung-de-sac-thanh-nuoc-uong-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Dây thìa canh có thể dùng để sắc thành nước uống cho người bệnh tiểu đường.

Lưu ý khi sử dụng dây thìa canh cho người bệnh tiểu đường:

- Không uống dây thìa canh vào lúc đói để tránh hạ đường huyết cơ thể.

- Không sử dụng dây thìa canh quá liều.

- Người bệnh nên uống dây thìa canh theo lời khuyên và tư vấn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ cũng như hậu quả không mong muốn.

- Nên mua dây thìa canh có chứng nhận chất lượng an toàn để tránh trường hợp mua phải hàng giả khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

- Không nên dùng nồi có chất liệu nhôm, gang, hoặc sắt để sắc thuốc.

- Kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

- Nếu gặp phải các tác dụng phụ đau đầu, chóng mặt, khó thở thì nên ngừng sử dụng ngay lập tức.

9. Nấm lim xanh - Giúp hỗ trợ chức năng gan, ổn định đường huyết, cải thiện khả năng sử dụng insulin, hỗ trợ chức năng gan cho người bệnh tiểu đường

Tác dụng của nấm lim xanh với người bệnh tiểu đường: Trong nấm lim xanh có hàm lượng Germanium cao hơn nhân sâm gấp 5 - 7 lần. Không những thế, các thành phần germanium, polysaccharides, ling zhi - 8 protein,… của loại nấm này còn giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa biến chứng của bệnh huyết áp, tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng mỡ máu.

nam-lim-xanh-giup-on-dinh-va-ngan-ngua-bien-chung-cua-huyet-ap
Nấm lim xanh giúp ổn định và ngăn ngừa biến chứng của huyết áp.

Nấm lim xanh ngoài tác dụng chữa bệnh tiểu đường ra thì các hoạt chất trong nấm lim xanh còn hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư vú và các bệnh về gút rất tốt.

Cách dùng nấm lim xanh cho người bệnh tiểu đường:

– Pha trà: Cho 1-2 thìa cà phê bột nấm lim xanh vào cốc, rót nước sôi vào và hãm trong khoảng 15-20 phút. Uống ấm.

– Nấu cháo: Cho bột nấm lim xanh vào cháo gạo hoặc cháo yến mạch, nấu chín.

– Uống cao: Hòa tan cao nấm lim xanh vào nước ấm theo hướng dẫn trên bao bì.

co-the-dung-tra-nam-lim-xanh-de-pha-tra-hay-nau-an-deu-rat-tot-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Có thể dùng nấm lim xanh để pha trà hay nấu ăn đều rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

Lưu ý khi sử dụng nấm lim xanh cho người bệnh tiểu đường:

– Không nên sử dụng nấm tươi mà nên sử dụng nấm đã qua gia công. Vì trong nấm tươi không có nhiều dược chất có lợi như nấm đã qua gia công sấy, gói.

– Sơ chế nấm kỹ lưỡng trước khi sử dụng: Ngâm nước muối loãng trong 5 phút, rửa thật sạch để loại bỏ bụi bẩn. Kiểm tra ở gốc nấm xem còn dính gỗ lim không, nếu có thì phải cắt bỏ vì trong gỗ lim có độc tố, sử dụng sẽ có hại cho sức khỏe.

– Người bệnh mới sử dụng thì nên dùng ít một rồi tăng số lượng từ từ để cơ thể có thể làm quen với các loại dược chất có trong nấm. Khởi đầu từ 5 - 10 gram một ngày rồi tăng dần lên đến 20 - 30 gram một ngày. 

nen-tim-hieu-ky-truoc-khi-su-dung-nam-lim-xanh-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng nấm lim xanh cho người bệnh tiểu đường.

– Trong những ngày đầu sử dụng, người bệnh có thể gặp các biểu hiện như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Đó là do cơ thể đang làm quen với các thành phần có trong nấm, khi đã quen với việc sử dụng nấm, các dấu hiệu đó sẽ dần biến mất.

– Người bệnh chỉ sử dụng nấm lim xanh như một phương pháp điều trị hỗ trợ bệnh tiểu đường. Tuyệt đối không bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ để sử dụng nấm lim xanh. Hiệu quả tốt nhất đạt được khi sử dụng nấm lim xanh trước hoặc sau khi sử dụng thuốc Tây 30 phút.

– Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng nấm lim xanh với liệu trình từ 5 - 6 tháng trở lên. 

– Trong quá trình điều trị, người bệnh bắt buộc phải tuân thủ các nguyên tắc ăn kiêng của người bệnh tiểu đường một cách nghiêm chỉnh, để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

– Nấm lim xanh không phải là thuốc và không thể thay thế thuốc điều trị tiểu đường.

10. Giảo cổ lam - Giúp kích thích tuyến tụy tiết insulin, tăng cường sự nhạy cảm của tế bào với insulin, giảm sản xuất glucose ở gan, giúp thư giãn, giảm stress cho người bệnh tiểu đường.

Tác dụng của giảo cổ lam với người bệnh tiểu đường: Giảo cổ lam từ lâu đã được biết đến trong y học cổ truyền với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

giao-co-lam-duoc-biet-den-voi-nhieu-cong-dung-trong-viec-ho-tro-dieu-tri-benh-tieu-duong
Giảo cổ lam được biết đến với nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Cách dùng giảo cổ lam cho người bệnh tiểu đường:

– Dạng trà: Đây là cách sử dụng phổ biến nhất, bạn có thể mua trà giảo cổ lam đóng gói sẵn hoặc tự chế biến từ lá tươi.

– Dạng cao: Có thể pha với nước ấm để uống.

co-the-mua-tra-giao-co-lam-dong-goi-san-hoac-tu-che-bien-tu-la-tuoi-de-uong-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Có thể mua trà giảo cổ lam đóng gói sẵn hoặc tự chế biến từ lá tươi để uống cho người bệnh tiểu đường.

Nên dùng giảo cổ lam vào buổi sáng và đầu giờ chiều để phát huy hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam cho người bệnh tiểu đường:

– Dược liệu này có tác dụng làm hạ đường huyết. Vì vậy không nên dùng quá liều để tránh trường hợp hạ đường huyết đột ngột đe dọa đến tính mạng. Liều dùng giảo cổ lam ở mỗi đối tượng là khác nhau. Hiện chưa có khuyến nghị cụ thể về liều lượng chuẩn. Các chuyên gia khuyên sử dụng 4-6 gram trà mỗi ngày, chia hai lần trong ngày và nên uống trước ăn 30 phút. Riêng đối với dược liệu khô  không nên dùng quá 60 gram trong một ngày. 

– Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng trà giảo cổ lam như đầy bụng, mất ngủ, khó ngủ hoặc hạ đường huyết. Nếu xuất hiện các phản ứng này, bạn nên ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ biết. 

– Trà giảo cổ lam chỉ nên sử dụng trong ngày. Không dùng trà đã để qua đêm vì có thể bị oxy hoá dẫn đến biến đổi chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Sau khi sử dụng trà giảo cổ lam, cơ thể có thể xuất hiện những phản ứng như tăng huyết áp nhẹ, nóng trong người, khát nước hoặc khô miệng. Những triệu chứng này sau một thời gian sẽ tự hết nhưng hãy uống thêm nhiều nước lọc, trường hợp xuất hiện các triệu chứng bất thường hãy ngưng sử dụng và đi khám bác sĩ ngay. 

– Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh khác, bạn không nên sử dụng giảo cổ lam để tránh tương tác thuốc gây tác dụng phụ. Đặc biệt, không dùng dược liệu này với thuốc chống đông máu. Vì cây giảo cổ lam có tác dụng làm chậm quá trình đông máu, nếu kết hợp chung có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. 

khong-dung-tra-giao-co-lam-cho-phu-nu-mang-thai-cho-con-bu
Không dùng trà giảo cổ lam cho phụ nữ mang thai, cho con bú.

– Không dùng trà giảo cổ lam cho phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em dưới 6 tháng tuổi, người bị chứng hư hàn đổ mồ hôi nhiều, hơi thở ngắn, mệt mỏi, chân tay lạnh, chịu rét kém, bệnh nhân sử dụng thuốc chống thải ghép, người bị rối loạn xuất huyết hoặc chuẩn bị phẫu thuật hay mới phẫu thuật xong. 

– Giảo cổ lam không phải là thuốc và không thể thay thế thuốc điều trị tiểu đường.

11. Cây cỏ ngọt - Giúp kiểm soát đường huyết, giảm tinh bột và đường cho người bệnh tiểu đường

Tác dụng của cây cỏ ngọt với người bệnh tiểu đường: Cỏ ngọt có tác dụng khả năng làm giảm nhu cầu chất đường và chất bột của người bệnh. Nó được dùng thay đường cho những người mắc bệnh phải kiêng hoặc giảm ăn đường như bệnh đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch.

Cách sử dụng cây cỏ ngọt cho người bệnh tiểu đường:

– Cỏ ngọt rửa sạch phơi khô. Mỗi lần sử dụng 2,5g lá cỏ ngọt phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml uống làm một lần. Ngày có thể uống 2 lần.

la-co-ngot-kho-co-the-sac-thanh-nuoc-uong-cho-nguoi-tieu-duong
Lá cỏ ngọt khô có thể sắc thành nước uống cho người tiểu đường.

– Bột lá cỏ ngọt: Lá khô tán mịn thành dạng bột, có thể chỉ đơn giản được sử dụng thay thế đường bằng những cách khác nhau, chẳng hạn rưới như một chất làm ngọt vào thực phẩm, trong đồ uống nóng, hoặc trong nhiều công thức nấu ăn.

bot-co-ngot-kho-rat-tot-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Bột lá cỏ ngọt rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

– Dịch chiết xuất: chiết xuất Glycerin có sẵn, thường được chuẩn hóa với thành phần chủ yếu của lá Stevia. Một vài giọt các chất chiết xuất có thể được thêm vào thực phẩm như một chất làm ngọt.

Lưu ý khi sử dụng cây cỏ ngọt cho người bệnh tiểu đường

– Lưu ý rằng một số hỗn hợp cỏ ngọt nhất định có thể chứa các loại chất tạo ngọt khác - bao gồm dextrose và maltodextrin - có thể làm tăng lượng đường trong máu. Sử dụng những sản phẩm này ở mức độ vừa phải hoặc chọn chiết xuất cỏ ngọt nguyên chất có thể giúp đảm bảo lượng đường trong máu nếu bạn bị tiểu đường.

cay-co-ngot-co-the-ho-tro-dieu-tri-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Cây cỏ ngọt có thể hỗ trợ điều trị cho người bệnh tiểu đường. 

– Khuyến cáo trẻ em, phụ nữ mang thai không nên sử dụng cây cỏ ngọt.

Trên đây là 11 giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường có nguồn gốc tự nhiên từ “Cây nhà lá vườn” đều là những loại dễ kiếm như: quế, mướp đắng, lá vối, lá ổi, lá xoài, lá sung, quả nhàu, dây thìa canh, nấm lim xanh, giảo cổ lam, cây cỏ ngọt.

Tuy nhiên đây chỉ là một giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tạm thời. Vì thế để quá trình điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả hơn, ngoài việc sử dụng thường xuyên các loại người bệnh tiểu đường phải có 1 chế độ ăn uống, sinh hoạt, lao động, lối sống lành mạnh. Nếu làm được điều đó, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể giảm sự phụ thuộc vào thuốc Tây, nhất là thuốc hạ đường huyết và insulin ngoại sinh.

12. Nếu có điều kiện hơn, người bệnh tiểu đường có thể tham khảo sử dụng Sâm lai Châu - Sâm Việt Nam (hay tên gọi khác là Sâm Ngọc Linh)

Nói riêng về tác dụng trong việc điều trị bệnh tiểu đường của Sâm Lai Châu, nhiều người bệnh tiểu đường có thể chưa hiểu rõ, cụ thể với người bệnh tiểu đường, Sâm Lai Châu giúp điều hòa đường huyết và cải thiện chức năng của tuyến tụy, giúp tái tạo các tế bào tuyến tụy bị tổn thương cực kỳ hiệu quả. Các hợp chất trong sâm tăng cường sự nhạy cảm của insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

sam-lai-chau-sam-viet-nam-hay-ten-goi-khac-sam-ngoc-linh-chinh-la-mot-loai-tien-duoc-danh-rieng-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Sâm Lai Châu - sâm Việt Nam (hay tên gọi khác sâm Ngọc Linh) chính là một loại  "tiên dược" dành riêng cho người bệnh tiểu đường.

Bản chất của bệnh tiểu đường là do tuyến tụy bị tổn thương và không còn đủ khả năng tiết ra insulin để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa đường trong cơ thể.

Vì thế mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường phải là làm sao để phục hồi tuyến tụy về trạng thái khỏe mạnh để tuyến tụy tự sản xuất ra lượng insulin cần thiết, tự cân bằng chuyển hóa đường.

Chính vì vậy Sâm Lai Châu - Sâm Việt Nam (hay tên gọi khác Sâm Ngọc Linh) chính là 1 loại "tiên dược" dành riêng cho người bệnh tiểu đường.

Tuy giá thành không rẻ nhưng đây là sản phẩm tốt nhất đối với người bệnh tiểu đường. Thế mới thấy "Sâm Nhung Quế Phụ – Tứ đại danh dược trong Đông y" người ta hay nói thì sâm luôn đứng đầu trong tất cả các loại dược liệu quả không sai.

13. Tiểu Đường An, sự tổng hòa Sâm Lai Châu và các loại “tiên dược” dành cho người bệnh tiểu đường

tieu-duong-an-san-pham-danh-rieng-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Tiểu Đường An - sản phẩm dành riêng cho người bệnh tiểu đường.

Nhận thấy giá trị dược liệu vô cùng lớn của Sâm Lai Châu, Công Ty TNHH Vườn Sinh Thái Quốc Bảo Việt Nam đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm Tiểu Đường An - sản phẩm dành riêng cho người bệnh tiểu đường, kết hợp Sâm Lai Châu với nhiều dược liệu quý từ thiên nhiên như: củ lạc tiên, rễ cây dâu, cây nàng nàng, nấm linh chi, cây đài bi, cây ba chẽ, cỏ voi tím, đông trùng hạ thảo,...

Đây là sản phẩm thực sự có hiệu quả với người bệnh tiểu đường, những người có mong muốn khỏi hẳn bệnh tiểu đường, trở lại cuộc sống bình thường như trước khi bị bệnh.

Tuy nhiên để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, tiến tới mục tiêu khỏi hẳn bệnh tiểu đường thì người bệnh tiểu đường phải có 1 chế độ ăn uống, sinh hoạt, lao động, lối sống lành mạnh. Khi người bệnh tiểu đường sử dụng sản phẩm Tiểu Đường An kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt, lối sống, công việc lành mạnh trong vòng 3 - 4 tháng, bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể khỏi hẳn.

tieu-duong-an-san-pham-danh-rieng-cho-nguoi-benh-tieu-duong
Tiểu Đường An - sản phẩm dành riêng cho người bệnh tiểu đường.

Sản phẩm hiện đã được niêm yết trên website chính thức của Công ty TNHH Vườn Sinh Thái Quốc Bảo Việt Nam www.tieuduongan.vn và có mặt tại cửa hàng ở Hà Nội cùng một số điểm phân phối bán lẻ trên toàn quốc.

Quý anh chị, cô chú bị bệnh tiểu đường, mong muốn khỏi hẳn bệnh tiểu đường có thể liên hệ để được tư vấn và mua sản phẩm theo thông tin: 

Website: www.tieuduongan.vn

Địa chỉ cửa hàng tại Hà Nội: C08-41 KĐT Geleximco Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội

Hotline: 0975.934.775

Ngoài ra quý anh, chị cô chú có thể tham khảo một vài bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích về bệnh tiểu đường và phương pháp điều trị bệnh tiểu đường.

1. Bệnh tiểu đường không uống thuốc Tây có được không?

2. Sâm Lai Châu - vị vua cứu thế hy vọng của những người bệnh tiểu đường

3.Thực hư sản phẩm chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường?

4.Thành phần có thêm cả những "tiên dược" quý hiếm hơn cả Sâm, người bệnh tiểu đường nên biết! Tiểu Đường An - sản phẩm dành riêng cho người bệnh tiểu đường

Đồng tác giả

Chuyên gia Trần Cửa Bình & đội ngũ chuyên môn

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Linh, Hà Khánh Ly

Để đặt lịch hẹn tư vấn về bệnh tiểu đường quý anh chị, cô chú có thể điền thông tin vào biểu mẫu dưới đây để được đội ngũ chuyên môn tư vấn một cách nhanh nhất!

Gửi câu hỏi tư vấn

;