Điều trị bệnh tiểu đường - Sự khác biệt giữa phương pháp Đông y và Tây y
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một rối loạn chuyển hóa mãn tính đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả. Hiện nay, bệnh tiểu đường khá phổ biến ở cả những người trẻ tuổi. Có rất nhiều phương pháp được đưa ra để điều trị, tuy nhiên có hai hướng điều trị chính là Đông y và Tây y. Tùy thuộc vào mức độ bệnh tiểu đường và mục tiêu điều trị của bệnh nhân mà cả hai phương pháp này đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. Để tìm hiểu sâu hơn cũng như hiểu rõ từng phương pháp nhằm có cái nhìn khái quát và áp dụng với bản thân thì mời các bạn theo dõi bài viết sau đây:
![](https://cms.tieuduongan.vn/Assets/images/blog/b1af8417-d-3.png)
Sự khác biệt trong điều trị bệnh giữa Đông y và Tây y
1. Về nguyên lý điều trị
Trải qua quá trình nghiên cứu và điều trị thì cả Đông Y và Tây Y đều có những cái nhìn tổng quan khác nhau nhưng mục đích chính vẫn là hướng đến sức khỏe của người bệnh.
Với Tây Y
Bệnh tiểu đường được xem là một bệnh lý nội tiết. Về cách điều trị, Tây y xem tiểu đường là một bệnh lý nội tiết, tập trung vào bổ sung insulin để kiểm soát lượng đường huyết (đối với tiểu đường tuýp 1) hoặc sử dụng thuốc hạ đường huyết (đối với tiểu đường tuýp 2).
![](https://cms.tieuduongan.vn/Assets/images/blog/2d2f8eae-0-2.png)
Điều trị theo phương pháp Tây y
Phương pháp điều trị của Tây y dựa trên các tiêu chuẩn về y khoa, các công trình nghiên cứu khoa học và các thử nghiệm lâm sàng thực tế. Với cơ chế chính là điều chỉnh lượng glucose trong máu thông qua việc sử dụng thuốc, chế độ ăn uống và lối sống của người bệnh.
Với Đông Y
Bệnh tiểu đường được xem thuộc phạm trù “tiêu khát” với nguyên nhân chính là do sự mất cân bằng âm dương, khí huyết và tạng phủ.
![](https://cms.tieuduongan.vn/Assets/images/blog/75da5dd2-8-4.png)
Điều trị theo phương pháp Đông Y
Chính vì vậy phương pháp điều trị của Đông y chính là tập trung vào việc điều chỉnh tạng phủ (tỳ, thận, phế) nhằm phục hồi cơ chế chuyển hóa tự nhiên của cơ thể. Các bài thuốc Đông y thường sử dụng dược liệu tự nhiên có tác dụng thanh nhiệt, bổ âm, kiện tỳ, lợi tiểu, giúp cải thiện chức năng chuyển hóa đường trong cơ thể.
2. Về phương pháp điều trị
Với Tây Y:
Dùng thuốc: thường sử dụng các nhóm thuốc hạ đường huyết như Metformin, Sulfonylurea, Thiazolidinediones, thuốc ức chế SGLT2, và insulin tiêm.
![](https://cms.tieuduongan.vn/Assets/images/blog/6a377db7-9-5.png)
Theo dõi đường huyết thường xuyên kết hợp sử dụng thuốc hạ đường huyết
Kiểm soát chế độ ăn: Tây y nhấn mạnh việc theo dõi calo, chỉ số đường huyết (GI), và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Tập luyện: tập thể dục giúp tăng độ nhạy insulin, cải thiện sức khỏe tổng thể.
Theo dõi và kiểm soát biến chứng: Tây y sử dụng các xét nghiệm định kỳ như HbA1c để đánh giá mức đường huyết và kiểm soát biến chứng.
Với Đông Y:
Dùng thuốc thảo dược: Các bài thuốc chủ yếu có tác dụng ổn định đường huyết và tăng cường chức năng tuyến tụy. Một số dược liệu phổ biến bao gồm nấm linh chi, sinh địa, cây nàng nàng, sâm Hoàng Liên,…
Châm cứu và bấm huyệt: Giúp điều hòa khí huyết, cải thiện chức năng tạng phủ và giảm căng thẳng, mệt mỏi.
![](https://cms.tieuduongan.vn/Assets/images/blog/36ab6334-3-6.png)
Châm cứu bấm huyệt theo Đông y giúp điều hòa khí huyết
Dinh dưỡng: Đông y chú trọng thực phẩm có tính thanh nhiệt, bổ âm như bí đao, mướp đắng, đậu xanh, gạo lứt,…
Luyện tập yoga, ngồi thiền: Giúp cân bằng nội tiết, giảm stress, hỗ trợ điều trị lâu dài.
3. Hiệu Quả Và Hạn Chế
Với Tây Y:
Ưu điểm:
- Tác dụng nhanh, hiệu quả kiểm soát đường huyết cao.
- Có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tính an toàn.
- Hỗ trợ tốt trong trường hợp cấp cứu và biến chứng nguy hiểm.
Nhược điểm:
- Phụ thuộc vào thuốc lâu dài.
- Có thể gây tác dụng phụ như hạ đường huyết, suy thận, tăng cân.
- Không giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Với Đông Y:
Ưu điểm:
- Phục hồi chức năng tạng phủ, điều trị nguyên nhân từ bên trong.
- Ít tác dụng phụ nếu dùng đúng cách.
- Cải thiện sức khỏe toàn diện, không chỉ tập trung vào kiểm soát đường huyết.
Nhược điểm:
- Hiệu quả chậm, cần kiên trì trong thời gian dài.
- Không phù hợp với những trường hợp biến chứng nặng hoặc cần cấp cứu.
- Chất lượng thuốc thảo dược không đồng đều, có nguy cơ bị pha trộn kém chất lượng.
Kết Luận
Cả Đông y và Tây y đều có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào tình trạng bệnh, mục tiêu điều trị và sự tư vấn của bác sĩ. Nếu có thể kết hợp hợp lý hai phương pháp, người bệnh có thể đạt hiệu quả điều trị tốt hơn, giảm thiểu tác dụng phụ và cải thiện chất lượng cuộc sống lâu dài.
4. Tham khảo sản phẩm “Tiểu Đường An” để điều trị bệnh tiểu đường với sự kết hợp giữa sâm Lai Châu và một số dược liệu quý
Sản phẩm Tiểu Đường An với thành phần gồm sâm Lai Châu, củ lạc tiên, rễ cây dâu, cỏ voi tím, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, cây ba chẽ, cây đài bi, cây nàng nàng và các dược liệu quý khác với mục đích chính giúp phục hồi tuyến tụy cho bệnh nhân, có thể giúp bệnh nhân giảm liều lượng thuốc Tây, hạn chế tác dụng phụ và cải thiện sức khỏe tổng thể.
![](https://cms.tieuduongan.vn/Assets/images/blog/b323dcd0-6-ẢNH 1.png)
Tiểu Đường An - Sản phẩm dành riêng cho người bị tiểu đường
Tuy nhiên để việc điều trị được hiệu quả cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt, lao động và lối sống lành mạnh. Các bạn có thể tham khảo qua bài viết Điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh cho người bệnh tiểu đường.
Quý anh chị, cô chú bị bệnh tiểu đường, mong muốn khỏi hẳn bệnh tiểu đường có thể liên hệ để được tư vấn và mua sản phẩm theo thông tin:
Website: www.tieuduongan.vn
Địa chỉ cửa hàng tại Hà Nội: C08-41 KĐT Geleximco Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội
Hotline: 0975.934.775